Pages

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

BẢO TRÌ - SỬA CHỮA NỒI HƠI CHUYÊN NGHIỆP


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG CAT

BẢO TRÌ



Kính chào quý khách!


Lời đầu tiên, Công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Năng Lượng CAT xin kính chúc quý khách sức khỏe dồi dào và kinh doanh phát đạt!

Nên kinh tế Việt Nam nhưng năm gần đây đang có tiến bộ rõ rệt, nhất là trong các ngành công nghiệp và sản xuất. Do đó nhu cầu sử dụng các thiết bị Công Nghiệp như nồi hơi là rất cao. Ngoài cung cấp sản xuất lò hơi, công ty Năng Lượng CAT còn có dịch vụ Bảo Trì - Sữa chữa - Tẩy rửa lò hơi chuyên nghiệp theo định kỳ với phương châm : Kỹ - Nhanh - Chuyên nghiệp - Chính xác.

Là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực Bảo trì - Sửa chữa –Tẩy rửa lò hơi, tháp giải nhiệt; Xử lý nước; Cung cấp hóa chất tẩy rửa, Công ty chúng tôi vinh dự được nhiều công ty tin tưởng lựa chọn.

Với ưu thế về kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, công nhân lành nghề và mối quan hệ rộng rãi với các nhà cung cấp thiết bị trong và ngoài nước, công ty chúng tôi đã thực hiện thành công nhiều công trình cho nhiều doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn tại Việt Nam. Công ty chúng tôi luôn đảm bảo sự vượt trội về chất lượng và giá thành với các gói dịch vụ.

Đặc điểm:

1.Vệ sinh : Định kỳ 
2.Kiểm tra : Định kỳ 
3.Thời gian hỗ trợ khắc phục sự cố : trong thời gian sớm nhất.
4.Tư vấn, hổ trợ  qua điện thoại
5.Thích hợp với các nhà máy, dây chuyền sản xuất nếu ngừng lò đột xuất sẽ gây tổn thất lớn đến sản lượng và doanh thu.

Lợi ích của khách hàng:

1.Thiết bị luôn hoạt động tốt và kéo dài thời gian sử dụng 
2.Không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
3.Phát hiện và khắc phục lỗi kịp thời 
4.Dự báo và ngăn ngừa lỗi trong tương lai gần
5.Tiết kiệm được năng lượng
6.Bảo vệ môi trường 
7.Tiết kiệm được chi phí đầu tư thiết bị mới
8.Xác định được chi phí bảo trì, bảo dưỡng trong năm.

Phương Án Thực Hiện:

1.Lập kế hoạch bảo trì (theo kế hoạch sản xuất của khách hàng): 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.
2.Lập danh sách các thiết bị, phụ tùng phải thay thế định kỳ
3.Lên kế hoạch: báo cáo kiểm tra môi trường định kỳ
4.Lập kế hoạch kiểm định
5.Lập và lưu trữ báo cáo sau mỗi lần bảo trì
6.Đề xuất bảo trì cải tiến nâng hiệu suất. 
7.Huấn luyện nhân viên vận hành

BẢO TRÌ HỆ THỐNG LÒ HƠI ĐỊNH KỲ
STT
PHẠM VI
MÔ TẢ
1
HỆ THỐNG DẦU
1. Kiểm tra và làm sạch fin lọc
2. Thay đường ống và Joăng đệm (nếu cần).
3. Kiểm tra đường ống dẫn xem bị rò rỉ chỗ nào.
4. Kiểm tra van tách rời.
2
HỆ THỐNG BÉC ĐỐT
1. Kiểm tra làm sạch bec phun, thay thế (nếu cần).
2. Vệ sinh bên trong đầu đốt.
3. Vệ sinh, kiểm tra quạt gió.
4. Vệ sinh cánh quạt & cánh lấy gió(cánh bướm).
5. Kiểm tra hiệu chỉnh bơm dầu (áp suất bơm).
6. Kiểm tra vệ sinh bộ đánh lửa.
7. Vệ sinh buồng đốt (kiểm tra các vết nứt).
8. Kiểm tra Joăng.
9. Kiểm tra toàn hệ thống cung cấp dầu (các khớp nối).
10. Kiểm tra van dầu và dây điều khiển
11. Kiểm tra môdun điều khiển (đầu gió).
12. Vệ sinh mắt thần.
13. Kiểm tra dây đánh lửa cao áp (trong).
14. Kiểm tra bơm và môtơ.
3
HỆ THỐNG NỒI HƠI
1. Tháo đầu đốt & kiểm tra điều kiện cháy (lửa & phun dầu).
2. Kiểm tra bộ điều khiển nước cấp.
3. Kiểm tra làm sạch ống thủy sáng (kiểm tra điều chỉnh dấu mực nước).
4. Kiểm tra van một chiều.
5. Kiểm tra van hơi chính.
6. Kiểm tra bơm nước, fin lọc nước.
7. Kiểm tra đường ống cấp nước.
8. Kiểm tra van cấp nước.
9. Kiểm tra buồng đốt (bụi bám và ăn mòn).
10. Kiểm tra phần nước (xem có đóng cáu cặn).
11. Kiểm tra phần hộp khói, ống khói (đóng bụi).
12. Kiểm tra các MB (độ kín Joăng).
13. Kiểm tra bao hơi & thùng nước.
14. Thay thế Joăng cửa người chui.
15. Kiểm tra van an toàn.
16. Test thử mực nước hai van ống thủy lực (có đúng không).
17. Kiểm tra sơn và bảo ôn.
4
HỆ THỐNG AN TOÀN
1. Thử van an toàn.
2. Thử mắt thần lần 3.
3. Kiểm tra và làm sạch các cây điện cực, thay thế nếu cần thiết.
4. Kiểm tra mực nước chết lần 3.
5. Kiểm tra bộ diều khiển nước.
6. Kiểm tra các công tắc áp suất (lúc khởi động và dừng)
7. Chức năng bộ điều khiển cháy lớn nhỏ.
8. Thử chức năng chạy và điều kiện chạy.
9. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện và điều khiển.
10. Thử mực nước chết báo động.
5
KIỂM TRA NƯỚC VÀ HỆ THỐNG
1. Kiểm tra đường nước áp lực.
2. Kiểm tra bơm định lượng hóa chất.
3. Thử nước.
4. Thử bộ điểu khiển.
5. Kiểm tra bồn nước muối.
6. Xả và rửa thùng nước muối khi cần thiết.
7. Kiểm tra điều kiện vận hành.

LỊCH KIỂM TRA NỒI (LÒ) HƠI

MỖI NGÀY MỖI TUẦN MỖI THÁNG MỖI 06 THÁNG MỖI NĂM
Kiểm tra mực nước Kiểm tra các van dầu Kiểm tra dầu đốt Làm vệ sinh hệ thống báo mực nước thấp Làm vệ sinh buồng đốt
Xả đáy nồi (lò) hơi Kiểm tra sự rò rỉ dầu Kiểm tra ngọn lửa khi nồi (lò) đang họat động Kiểm tra bộ xông dầu Làm vệ sinh chốt khóa đầu đốt
Kiểm tra & xả nước ống thủy Kiểm tra đèn và chuông báo Kiểm tra cam điều khiển Kiểm tra gạch chịu lửa Kiểm tra các bề mặt tiếp nước
Quan sát ngọn lửa Kiểm tra các hệ thống điều khiển Kiểm tra rò rỉ gas Làm vệ sinh các bộ lọc của bơm dầu Kiểm tra bồn chứa dầu
Xử lý nước cấp cho Kiểm tra an toàn và các hệ thống điều khiển liên quan Kiểm tra các vị trí thoát nhiệt Làm sạch bộ lọc khí và bộ tách dầu Kiểm tra mức dầu ở van thủy lực
Ghi áp suất và nhiệt độ Kiểm tra hệ thống báo mực nước thấp Kiểm tra lịch xả đáy Kiểm tra vị trí các khớp nối của bơm Kiểm tra ống thủy
Ghi nhiệt độ và áp suất nước cấp nồi (lò) Kiểm tra các rò rỉ, tiếng ồn, chấn động hoặc các hiện tượng bất thường khác Kiểm tra nguồn gió Cài đặt lại quy trình đốt Thay thế và chỉnh lại van an toàn
Ghi nhiệt độ khói thải Kiểm tra tất cả các mô tơ Kiểm tra tất cả các hệ thống lọc Kiểm tra các công tắc thủy ngân Kiểm tra các bơm dầu
Ghi áp suất và nhiệt độ dầu Kiểm tra tổng quát dầu đốt Kiểm tra dầu Kiểm tra bơm cấp nước nồi (lò)
Ghi áp suất gas Kiểm tra mực dầu của bơm gió Kiểm tra dây truyền tự động Kiểm tra hệ thống tiếp nhận nước ngưng
Ghi áp suất khí nén Kiểm tra bộ cảm ứng lửa nồi (lò) Kiểm tra dầu bôi trơn Kiểm tra hệ thống cấp hóa chất
Kiểm tra tổng thể sự vận hành nồi (lò) hơi Kiểm tra các tấm đệm Kiểm tra các mối nối điện
Ghi nhiệt độ nước cấp và nước hồi cấp Kiểm tra ống thủy Kiểm tra hệ thống khử khí và cấp nước nồi (lò)
Ghi lượng nước sử dụng Kiểm tra các rò rỉ
Kiểm tra sự vận hành của các thiết bị phụ
Lưu ý: Các việc kiểm tra trong ngày có thể thực hiện nhiều lần trong ngày

HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ HÀNG NGÀY



1. Kiểm tra mực nước: Mực nước không ổn định cho thấy có một số vấn đề như: Có nhiều cặn hoặc do xử lý nước, nước bị nhiễm dầu, do bị qúa tải hoặc bộ điều khiển hỏng hóc. Luôn kiểm tra nước trong ống thủy mỗi khi vào nhà lò hơi.
2. Xả đáy lò hơi: Xả đáy theo sự hướng dẫn của chuyên viên xử lý nước. Thời lượng phụ thuộc vào chất lượng nước và quy trình xử lý hóa chất.
3. Xả các bộ điều khiển mức nước để làm sạch phao khỏi bị đóng cặn: Thời lượng kiểm ra phụ thuộc vào điều kiện vận hành.
4. Kiểm tra quá trình cháy bằng mắt: Quan sát xem ngọn lửa có gì thay đổi không. Sự thay đổi có thể cho thấy sắp có sự cố.
5. Xử lý nước theo chương trình được thiết lập: Thêm hóa chất và thực hiện các kiểm tra theo hướng dẫn của chuyên viên về hóa chất.
6. Ghi lại áp lực và nhiệt độ vận hành của : Nhiệt độ của hơi hoặc nước sụt qúa mức sẽ cảnh báo về tình trạng quá tải của lò hơi.
7. Ghi lại áp lực và nhiệt độ của nước cấp: Sự thay đổi áp lực và nhiệt độ có thể cho thấy sắp có sự cố đối với bơm cấp nước, bộ tách khử khí hoặc hệ thống cấp nước.
8. Ghi lại nhiệt độ khói: Sự thay đổi nhiệt độ khói cho thấy lò hơi đang tạo muội, đóng vấy hoặc có vấn đề với van đổi hướng hoặc vật liệu cách nhiệt.
9. Ghi lại áp lực và nhiệt độ dầu: Sự thay đổi áp lực và nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến qúa trình cháy trong lò và có thể cho thấy có sự cố ở bộ kiểm soát dầu và hâm dầu.
10. Ghi lại áp lực của gió tán sương cho dầu: Sự thay đổi của áp lực có thể ảnh hưởng đến qúa trình cháy trong lò hơi.
11. Ghi lại áp lực gas: Sự thay đổi của áp lực có thể ảnh hưởng đến qúa trình cháy trong lò hơi và cho thấy có vấn đề ở hệ thống cung cấp gas. (ứng dụng cho lò hơi dùng nhiên liệu là gas.
12. Kiểm tra sự vận hành tổng quát của lò hơi / dầu đốt: Duy trì hiệu suất cao nhất là lý do đơn giản và cơ bản của nhân viên vận hành. Có điều gì thay đổi với hôm trước hay không – Tại sao?
13. Ghi lại nhiệt độ nước cấp và nước hồi cấp: Đối với các lò hơi nướ nóng, việc ghi nhận các nhiệt độ này giúp phát hiện những thay đổi bên trong hệ thống.
14. Ghi lại lượng nước sử dụng: Lượng nước sử dụng qúa nhiều có thể cho thấy sự cố về hệ thống đối với cả lọai hơi và nước nóng.
15. Kiểm tra các thiết bị phụ trợ: Có một sự khác biệt lớn giũa “lò vận hành” và “lò vận hành chính xác”. Nếu không quan tâm tới thì các thiết bị phụ trợ có thể làm ngưng họat động.

HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ HÀNG TUẦN



1. Kiểm tra sự đóng kín của các van nguyên liệu: Kiểm tra để đảm bảo nhiên liệu không chảy qua các van khi dầu đốt được tắt.
2. Kiểm tra các chỗ nối nhiên liệu, khí: Kiểm tra và đảm bảo tất cả các vít điều chỉnh ở các chỗ nối chặt và an toàn.
3. Kiểm tra đèn và chuông báo: Kiểm tra các bóng đèn có bị cháy hoặc bị lỏng. Kiểm tra và đảm bảo chuông hoặc kèn báo động phát ra âm thanh đúng với tình trạng ngưng lò.
4. Kiểm tra các bộ điều khiển: Kiểm tra đảm bảo những bộ điều khiển này tắt đầu đốt tại các điểm đã cài đặt. Các chỉ số đã cài đặt cần được kiểm tra bằng cách xem xét các chỉ số thực tế trên đồng hồ áp lực và nhiệt độ trên lò hơi.
5. Kiểm tra các bộ kiểm sóat an tòan và khóa liên động: Kiểm tra đảm bảo những bộ điều khiển này tắt đầu đốt tại các điểm ấn định trước. Các ấn định cần được kiểm tra bằng cách xem xét các chỉ số thực tế trên đồng hồ áp lực và nhiệt độ trên lò hơi.
6. Kiểm tra sự vận hành của bộ kiểm sóat mực nước: Tắt bơm cung cấp của lò hơi và để cho bộ điều khiển ngưng lò dưới các điều kiện chế độ thấp
7. Kiểm tra sự rò rỉ, tiếng ồn, rung động và các hiện tượng bất thường khác: Kiểm tra những mục này là cách tiết kiệm nhất để phát hiện những thay đổi vận hành trong hệ thống. Những sự cố nhỏ có thể được sửa chữa trước khi trở thành hư hỏng lớn.
8. Kiểm tra hoạt động của tất cả các motor: Bằng cách kiểm tra thường xuyên, bất cứ sự thay đổi nào trong khi vận hành hoặc bạc đạn nóng sẽ được phát hiện và sửa chữa kịp thời để tránh hư hỏng.
9. Kiểm tra mức dầu bôi trơn: Kiểm tra mức dầu của các lọc bằng dầu, mức dầu trong các thùng khí / dầu, cốc dầu của bơm, v. v…Thêm dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất
10. Kiểm tra bộ phận theo dõi ngọn lửa: Sử dụng dụng cụ đo thích hợp, kiểm tra cường độ tín hiệu lửa ở bộ khuyếch đại lửa dùng rơ le chương trình. Phải đảm bảo cụm quét dò sạch và khô.
11. Kiểm tra đệm làm kín của các bom và thiết bị đo lường: Sự căng vừa phải của các đệm này sẽ làm tăng tuổi thọ của thiết bị.
12. Kiểm tra ống thủy: Phải đảm bảo không có vết nứt hay rỗ trên bề mặt ống thủy hay rò rỉ xung quanh.



HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ HÀNG THÁNG



1. Kiểm tra họat động của dầu đốt: Kiểm tra bằng mắt ngọn lửa mồi, lửa dầu đốt chính trên toàn tầm lửa, kiểm tra chuyển động của các khớp nối và hoạt động tổng quát của dầu đốt.
2. Phân tích sự đốt cháy: Thực hiện phân tích khói trên các chế độ đốt, so sánh kết qủa phân tích qúa trình cháy và nhiệt độ đường khói trước đó.
3. Kiểm tra cam: Kiểm tra trầy xước lò xo cam, độ chặt của các vít chỉnh, bạc đạn cam và các bộ phận liên hệ chuyển động nhẹ nhàng và không méo.
4. Kiểm tra rò rỉ khí xả đường khói: Đảm bảo không có gì thay đổi trên đường dẫn khói, ống khói và hệ thống tổng quát khiến cho khói thoát ra trong nhà lò hơi.
5. Kiểm tra các điểm nóng: Phải đảm bảo không có các điểm nóng hình thành ở bên ngoài lò hơi. Các điểm nóng cho thấy phần cách nhiệt hay van chuyển hướng bị hỏng, dẫn đến dòng khí lưu chuyển không hợp lý qua lò hơi hoặc các đường làm mát bị nghẹt hay bị rời ra.
6. Kiểm tra lại qúa trình xả lò: nhằm xác định không có lãng phí nước đã được xử lý. Kiểm tra qúa trình xử lý nước và phương pháp kiểm tra với chuyên viên xử lý nước.
7. Kiểm tra tất cả các đường hút gió đốt đến lò và đầu đốt để đảm bảo có đủ không khí cung cấp.
8. Kiểm tra tất cả các lõi lọc: Làm sạch hay thay mới nếu cần thiết. Đối với các lọc thuộc lọai tự làm sạch thì phải đảm bảo các cặn bẩn phải được rửa hoặc xả khỏi thân bầu lọc.
9. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu, đảm bảo các bộ lọc, đồng hồ chân không, đồng hồ áp lực và các bơm được chăm sóc.
10. Kiểm tra dấu hiệu hư hỏng tất cả các truyền động đai. Kiểm tra các cụm đai chữ V, đảm bảo các đai làm việc với sức căng thích hợp.
11. Kiểm tra các yêu cầu về bôi trơn của tất cả các bạc đạn. Không bôi trơn qúa thừa các động cơ điện.



HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ SAU 6 THÁNG

1. Làm sạch các cụm ngắt mực nước thấp: Tháo các đầu đo / cảm biến kiểm tra làm sạch cáu bẩn. Phải xác định nguyên nhân gây cáu bẩn.
2. Tháo rời bộ hâm dầu kiểm tra đóng cặn hay kết vảy.
3. Sửa chữa phần chịu nhiệt: Khi mở khu vực tiếp xúc lửa cần kiểm tra vật liệu chịu lửa, sửa chữa ngay nếu có hư hỏng. Xem và thực hiện sữa chữa theo hướng dẫn.
4. Làm sạch lọc của bơm dầu: Đảm bảo lọc không nghẹt khiến giảm lưu lượng dầu cần thiết cung cấp cho dầu đốt.
5. Làm sạch lọc gió và thùng khí / dầu: Kiểm tra và làm sạch cặn bẩn. Châm thêm dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
6. Kiểm tra khớp nối bơm không lệch: Kiểm tra tất cả các khớp nối để đảm bảo không lệch qúa dung sai của nhà sản xuất.
7. Cài đặt lại quy trình đốt lò: Kiểm tra kỹ lưỡng tòan bộ quy trình cháy, thực hiện các điều chỉnh đầu đốt cần thiết. Ghi lại các chỉ số để làm cơ sở so sánh khi kiểm tra về sau. Việc điều chỉnh qúa trình cháy chỉ được thực hiện bởi các cá nhân có kinh nghiệm về điều chỉnh đầu đốt và qúa trình cháy.
8. Kiểm tra các công tắc thủy ngân: Kiểm tra các công tắc thủy ngân bị dơ, mất thủy ngân, nứt hay đứt dây. Nếu có các hỏng hóc đó thì phải thay thế.



HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ HÀNG NĂM



Ghi chú: Bảo trì hàng năm nên kết hợp với kiểm tra hàng năm bồn áp lực thực hiện bởi các cơ quan kiểm định lò hơi. Liên kết chặt chẽ với các nhóm chuyên viên kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thiết bị của bạn. Môt vấn đề của qúa trình bảo trì là phải thực hiện các thao tác an toàn mỗi khi lò hơi được ngắt khỏi hệ thống. Ngắt tất cả các nguồn điện và các công tắc ở vị trí “tắt”. Một khi có nhiều lò hơi được nối chung với một ổ góp hơi thì phải khóa van cấp hơi của lò ngưng họat động (để làm vệ sinh hay kiểm tra), đóng các đường thoát khí, và tất cả các thiết bị cần thiết để cách ly lò hơi.
1. Làm sạch các bề mặt tiếp xúc lửa bằng bàn chải hoặc sử dụng máy hút bụi mạnh để hút muội. Sau khi làm sạch nếu lò vẫn còn mở thì nên phun lên các mặt tiếp xúc lửa chất chống ăn mòn.
2. Lau sạch các đường khói: Kiểm tra đường khói và ống khói, làm sạch muội.
3. Làm sạch bề mặt tiếp xúc nước: Tháo các cửa làm vệ sinh lò, kiểm tra các nút ở ống nước chữ T và Thập và các phao ở các cột nước. Qua đó rửa sạch tất cả các bề mặt tiếp xúc nước.
4. Kiểm tra thùng đựng dầu: Kiểm tra cặn và nước tích tụ trong thùng đựng dầu. Phải giữ thùng được đầy để tránh ngưng tụ hơi nước vào mùa hè.
5. Kiểm tra mức dầu trong các van thủy lực: Nếu có rò rỉ phải sữa chữa ngay lập tức.
6. Kiểm tra ống thủy: Nếu có sự ăn mòn ở bên trong ở phần mức nước, thay ống mới và đệm kín. Với những lò hơi tạm ngưng họat động ống thủy phải được bao bọc an toàn.
7. Thay thế và lắp đặt lại toàn bộ van an toàn: Sử dụng van an toàn đã được kiểm định để lắp đặt lại. Van an toàn là một thiết bị quan trọng cho dù nó ít được quan tâm hơn các thiết bị khác.
8. Nếu nhiên liệu sử dụng là dầu thì cần kiểm tra tình trạng của bơm nhiên liệu. Bơm nhiên liệu bị mòn thì việc kiểm tra hàng năm là thời gian thích hợp để phục hồi và thay thế.
9. Bơm cung cấp cho lò hơi, các bộ lọc phải được phục hồi. Các chi tiết của bơm cung cấp bị mòn phải được thay thế. Đôi khi việc kiểm tra lại các hệ thống hồi cấp và hệ thống cung cấp hóa chất sẽ phát hiện được nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của bơm.
10. Bộ thu hồi hơi nước ngưng tụ phải được xả, rửa sạch: Kiểm tra lại bên trong nếu có thể. Nếu bình chứa có một van bổ sung thì nó phải được đại tu và kiểm tra sự họat động chính xác.
11. Hệ thống cung cấp hóa chất phải được xả, rửa nước và phục hồi hoàn toàn. Van lưu lượng hoặc bơm cũng phải được phục hồi trong thời gian này.
12. Vặn chặt tất cả các đầu dây điện: Tất cả các đầu dây điiện phải được kiểm tra chắc chắn đặc biệt là ở các khởi động từ và các rơle rời.
13. Kiểm tra bộ khử khí hoặc hệ thống cung cấp: Kiểm tra nhằm đảm bảo các thiết bị không bị dơ, bị ăn mòn và các lớp lót không bị hư hay rơi ra. Kiểm tra cơ khí, thiết bị.

14. Kiểm tra các kết nối: Kiểm tra các khớp nối bi không bị ăn mòn. Các đầu nối bị mòn có thể gây ra chuyển động không liên tục của các khớp nối và dẫn đến mức không khí thừa trong qúa trình đốt cháy.

Quý khách có nhu cầu được tư vấn , báo giá xin vui lòng liên hệ nhân viên tư vấn để được hướng dẫn lắp đặt và báo giá:
Công Ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Năng Lương CAT 
Điện thoại: (08) 37228456          
Fax: (08) 37228455      Mobile: 0917865265
Email: manhcuong.cat@gmail.com
1/8 Tô Vĩnh Diện, KP. 4, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, TP. Hồ chí Minh





2 nhận xét:

Điện Thúy Nhi nói...

Dịch vụ lò hơi 247! Bán, sửa chữa thay thế thiết bị cho Nồi hơi
Hiện tại công ty chúng tôi đã tư vấn, lắp đặt lò hơi, thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật liên quan phục vụ cho hàng trăm khách hàng là những công ty lớn nhỏ. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến các giải pháp tối ưu nhất về tiết kiệm năng lượng, an toàn trong vận hành và đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường với mức đầu tư thấp nhất có thể
nồi hơi đốt than | thiết bị lò hơi | Ghi xích nồi hơi | Dịch vụ bảo trì lò hơi | dịch vụ vệ sinh lò hơi | Củi trấu | ghi lò hơi

Unknown nói...

Dịch vụ lò hơi 247
Dịch vụ lò hơi 247! Bán, sửa chữa thay thế thiết bị cho Nồi hơi
Hiện tại công ty chúng tôi đã tư vấn, lắp đặt lò hơi, thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật liên quan phục vụ cho hàng trăm khách hàng là những công ty lớn nhỏ. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến các giải pháp tối ưu nhất về tiết kiệm năng lượng, an toàn trong vận hành và đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường với mức đầu tư thấp nhất có thể
nồi hơi đốt than | thiết bị lò hơi | Ghi nồi hơi | bảo trì lò hơi | dịch vụ bảo trì nồi hơi | Củi trấu | ghi lò hơi | bán lò hơi đốt củi

Đăng nhận xét